Ngày 14/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản hướng dẫn về hỗ trợ thực phẩm an toàn cho vùng lũ. Theo đó, các sản phẩm tự sản xuất như bánh chưng, bánh mì, cơm nắm dù hút chân không vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm do việc chế biến chưa an toàn, ô nhiễm vi khuẩn yếm khí gây ngộ độc cho người sử dụng.
Các loại đồ hộp, thực phẩm bảo quản hút chân không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử và có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ. Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc Clostridium botulinum.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
Thứ nhất, chọn sản phẩm phù hợp
Các thực phẩm ủng hộ, cứu trợ cần ưu tiên loại có bao gói sẵn, hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mì ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… được sản xuất đủ điều kiện theo quy định.
Nếu sử dụng sản phẩm tự chế biến thủ công, người dân cần lưu ý chọn các thực phẩm khô hút chân không như cá khô, thịt khô, bỏng ngô, bỏng gạo. Các bánh có lá bọc như bánh chưng, tét khi vớt cần để khô ráo, ép nước và hút chân không khi đã nguội.
Khi đóng gói, hút chân không cần để thêm giấy có thông tin ngày sản xuất để đơn vị vận chuyển, cấp phát bố trí thời gian trao cho người dân phù hợp. Những sản phẩm tự chế biến chỉ cấp phát cho người dân khu vực gần, thời gian di chuyển ngắn.
Thứ hai, việc cấp phát và sử dụng
Người thực hiện cấp phát thực phẩm cần đảm bảo bao gói hàng cẩn thận để tránh ngấm nước mưa hoặc rơi, ngập trong nước lũ, bùn. Đối với các thực phẩm tự chế biến, bao gói có thời hạn sử dụng ngắn, cần lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi, thiu, mốc hỏng.
Với người dùng thực phẩm cứu trợ, cần kiểm tra bao gói thực phẩm trước khi ăn. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Thực phẩm đóng hộp nếu mở nắp có tiếng "xì" hay “mùi lạ” cũng không nên sử dụng.
Thực phẩm tự chế biến, hút chân không khi ăn cần quan sát phía trong màng bọc có các bóng khí, căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng. Nên hỏi người phát về thời gian sản xuất, đóng gói.
Các địa phương nhận hàng cứu trợ nên bố trí lực lượng để tổ chức tiếp nhận và cấp phát hàng thực phẩm cứu trợ nhanh chóng. Tăng cường tuyên truyền tới người dân thực hiện đảm bảo vệ sinh ăn uống tốt nhất trong điều kiện mưa lũ, thiên tai.
Đây là kết quả vượt bậc so với những năm học vừa qua và khá toàn diện ở tất các các môn, đặt dấu mốc quan trọng về thành tích HSG quốc gia trong lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình với số lượng và tỷ lệ đạt giải cao nhất từ trước tới nay, xếp thứ 6 toàn quốc.
Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, có 285 học sinh đoạt giải. Kỳ thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh có 433 học sinh đoạt giải. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh có 61 dự án đoạt giải. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia có 1 dự án KHKT đoạt giải triển vọng.
Đoàn tuyển của tỉnh có 8 học sinh đoạt giải Olympic Toán học dành cho học sinh THPT chuyên năm 2024. Có 16/16 học sinh tham gia dự thi đoạt tại giải vòng chung kết Kỳ thi Olympic Tin học miền Trung-Tây Nguyên lần thứ V, năm 2024…
Với những thành tích xuất sắc đó, đã có 165 học sinh và 53 giáo viên tiêu biểu được tuyên dương, khen thưởng thành tích HSG năm học 2023-2024.
Tại lễ tuyên dương, 8 thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng HSG và học sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2023-2024 đã được trao vòng nguyệt quế và bằng khen.
Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi nhằm mục đích ghi nhận, biểu dương những thành quả mà học sinh đã đạt được, khuyến khích học sinh không ngừng nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái nhiều kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh giỏi còn giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong giáo dục.
Thời gian qua, nhận thức được vai trò to lớn của công tác khuyến học, khuyến tài và xã hội học tập nên Hội khuyến học tại nhiều huyện trên địa bàn Ninh Bình đã chú trọng thúc đẩy các phong trào thi đua tới từng cơ sở, khu dân cư. Điển hình trong số đó có thể thấy phong trào khuyến học, khuyến tài tại tỉnh đã phát triển rất mạnh mẽ và đem lại hiệu quả lớn trong thời gian qua.
Hoạt động trao học bổng, tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, khen thưởng cho học sinh giỏi các cấp đã tạo sức lan tỏa lớn. Nổi bật là Quỹ khuyến học khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã tổ chức khen thưởng năm học 2022- 2023 cho 308 học sinh, sinh viên, vận động viên là con em quê hương đạt thành tích xuất sắc với số tiền 1,5 tỷ đồng. Các cấp hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt đề án “học bổng cùng em vượt khó đến trường”, trao tặng hàng tỷ đồng học bổng cho hàng nghìn học sinh, sinh viên.
Điển hình như quỹ Khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã khen thưởng 308 học sinh, sinh viên, vận động viên với số tiền 1,5 tỷ đồng; Hội Khuyến học tỉnh đã trao học bổng cho 200 học sinh dịp đầu xuân với số tiền 100 triệu đồng; các cấp Hội và cơ sở đã khen thưởng 153.133 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 10,9 tỷ đồng; hỗ trợ 6.580 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tặng 5.124 suất quà...
Thực hiện Đề án "Học bổng cùng em vượt khó đến trường", 2 năm học vừa qua có 32 cơ quan, đơn vị làm đầu mối vận động được 441 lượt cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, 154 lượt cá nhân, nhà hảo tâm, tặng 1.081 suất học bổng với số tiền 6,1 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có 82% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình học tập; 64% dòng họ học tập; 86% cộng đồng học tập... Trong năm đã vận động thành lập được 9 ban khuyến học, phát triển mới 6.673 hội viên, nâng tổng số hội viên khuyến học toàn tỉnh lên 348.725 hội viên, chiếm 34,50% dân số.
Thời gian tới, Ninh Bình cho biết làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền với nhiều hình thức thiết thực, cụ thể để vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ, đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tiếp tục đẩy mạnh phòng thi đua "Mùa xuân khuyến học", "Tháng Tám khuyến học", Đề án "Học bổng cùng em vượt khó đến trường", phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời"...
Tuy nhiên, cập nhật dịch bệnh diễn biến phức tạp nên 23h45 phút tối ngày 8/3, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT cho biết: Căn cứ kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp tối cùng ngày, tỉnh Nghệ An đã quyết định cho toàn bộ học sinh THCS trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Riêng học sinh THPT vẫn đi học bình thường. Các bậc học còn lại vẫn nghỉ học theo kế hoạch đã ban hành trước đó.
Ngân Anh
- Nhiều địa phương thay đổi lịch, tiếp tục cho học sinh nghỉ tránh dịch virus corona.
" alt=""/>Nghệ An cho học sinh THCS tiếp tục nghỉ học trong tuần này tránh dịch covid